Yên Bái vì mục tiêu kiên cố hóa 100% đường giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/8/2022 | 1:59:46 PM

YênBái - Tiếp nối thành công của Đề án Phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020, tỉnh Yên Bái đã tiếp tục quan tâm đầu tư kiên cố (bê tông hóa và nhựa hóa) đường GTNT bằng Đề án Phát triển GTNT giai đoạn 2021- 2025, kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đường Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô, huyện Văn Chấn đang được bê tông hóa.
Đường Sơn Lương - Nậm Mười - Sùng Đô, huyện Văn Chấn đang được bê tông hóa.

Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh kiên cố hóa thêm khoảng 2.000 km đường GTNT (theo Đề án phát triển GTNT là 900 km; các chương trình, dự án khác là 1.100 km), mỗi năm dự kiến kiên cố hóa khoảng 400 km (theo Đề án Phát triển GTNT là 180 km; các chương trình, dự án khác là 220 km).

Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển đô thị, trong đó có nội dung "Xây dựng và thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành kiên cố hóa thêm khoảng 2.000 km đường GTNT; 100% đường đến trung tâm các xã ô tô đi lại được 4 mùa; cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối từ trung tâm xã tới các thôn, bản”. 

Do vậy, việc triển khai thực hiện Đề án phát triển GTNT giai đoạn 2021 - 2025 kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đi lại thuận tiện, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế. 

Với quyết tâm đó, năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Đề án, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 549/400 km, đạt 137,2% kế hoạch năm 2021 đề ra; mở mới, mở rộng 36 km đường đất và xây dựng được 585 công trình thoát nước các loại; trong đó, theo Đề án Phát triển GTNT đã kiên cố hóa 392 km mặt đường bê tông xi măng; mở mới, mở rộng 36 km đường đất; xây dựng được 393 công trình thoát nước các loại. 

6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 291/400 km, đạt 72,75% kế hoạch năm 2022; mở rộng mặt đường bê tông cũ đã có 23 km; mở mới, mở rộng 39 km đường đất và xây dựng được 407 công 2 trình thoát nước các loại. Trong đó, theo Đề án Phát triển GTNT đã kiên cố hóa 230 km mặt đường bê tông xi măng; mở rộng mặt đường bê tông cũ đã có được 23 km; mở mới, mở rộng 39 km đường đất và xây dựng được 324 công trình thoát nước các loại. 

Dự kiến, đến hết năm 2022, toàn tỉnh kiên cố hóa được 567 km/400 km, đạt 141,75% so với kế hoạch năm 2022 đề ra, đạt 55,8% (tức là kiên cố hóa được 1.116 km/2.000 km) so với kế hoạch cả giai đoạn 2021 - 2025. 

Phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành vượt chỉ tiêu kiên cố hóa đường GTNT theo mục tiêu Đề án đã đề ra, nâng tổng số chiều dài đường GTNT được kiên cố hóa trên địa bàn toàn tỉnh lên 5.861 km/7.863 km, đạt 75%. Dự kiến đến năm 2030 hoàn thành kiên cố hóa 100% hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh.
Thu Hạnh

Tags Yên Bái giao thông nông thôn Đề án Phát triển giao thông xây dựng nông thôn mới giảm nghèo

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục