Văn Chấn đổi thay từ nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 9/10/2023 | 7:36:09 AM

YênBái - Là địa phương có 15/21 xã đặc biệt khó khăn, song thông qua Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), những vùng khó của huyện Văn Chấn đang thay đổi diện mạo từng ngày. Trực tiếp những người dân là người cảm nhận rõ nhất sự đổi mới, cải thiện này.

Người dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn chung sức làm đường giao thông nông thôn.
Người dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn chung sức làm đường giao thông nông thôn.


Từ một vùng quê thuần nông nghèo nàn, xã Bình Thuận hôm nay như một bức tranh đầy sắc màu tươi sáng. Anh Vũ Văn Hiếu ở thôn Đát Tờ chia sẻ: "Trải qua 12 năm cùng chính quyền địa phương XDNTM, chúng tôi thấy rõ sự phát triển của địa phương từ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nhà văn hóa cho đến phát triển kinh tế, giảm nghèo… Tất cả đều hướng tới người dân được hưởng lợi. Giờ đây, giao thông thuận lợi, thương lái vào tận vườn mua cam, giá cũng được cao hơn, dễ bán hơn. Con cái được học hành trong ngôi trường khang trang, đẹp đẽ, có điểm vui chơi, giải trí, thể dục thể thao… Ở thành thị có gì giờ chúng tôi cũng có, có thể không bằng nhưng với chúng tôi vậy là kỳ diệu lắm rồi”.  

Hiện nay, 100% đường trục xã, liên xã ở Bình Thuận đã được nhựa hóa và bê tông hóa; 100% đường trục thôn, liên thôn bản được bê tông hóa; 75,7% đường ngõ xóm được bê tông, phần còn lại đều được đổ đá dăm lu lèn cứng hóa; 10/10 thôn có sân thể thao và dụng cụ thể thao phù hợp; có điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi được lồng ghép tại các điểm nhà văn hóa - khu thể thao từ thôn đến xã phục vụ nhu cầu của nhân dân. Xã không còn nhà tạm, nhà dột nát, 87,6% nhà ở đảm bảo 3 cứng. 

Các vùng kinh tế chủ lực cũng được hình thành, xây dựng được các mối liên kết, tạo dựng thương hiệu trên thị trường. Tiêu biểu như vùng cây ăn quả có múi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; vùng trồng chè được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; trong đó, Công ty TNHH Chè Bình Thuận có diện tích 128 ha với 16 mã vùng trồng và Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận có diện tích 48 ha với 15 mã số vùng trồng. Người dân Bình Thuận cơ bản nay đã yên tâm "sống” được từ nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người đạt 39 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,18%.


Diện mạo xã đặc biệt khó khăn Gia Hội cũng đã khang trang, môi trường, cảnh sắc sáng, xanh, sạch, đẹp hơn hẳn kể từ khi xây dựng và hoàn thành chương trình XDNTM. Sự đổi thay này, không ai khác - người dân chính là người cảm nhận rõ nhất. 

Bên cạnh những mái nhà sàn, những ngôi nhà mới khang trang đã được xây dựng ngày càng nhiều. Gia Hội nay đã có những tuyến đường bê tông sạch đẹp, rác thải được thu gom gọn gàng, những hàng cây xanh, những bồn hoa khoe sắc được bà con vun trồng, chăm sóc… 

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Gia Hội đạt 39,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 12,1%; 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Bên cạnh cơ sở hạ tầng, sự thay đổi kỳ diệu ở đây còn là tư duy, ý thức bảo vệ môi trường bởi thói quen xả rác bừa bãi, tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới sàn nhà, không có nhà vệ sinh đạt chuẩn… vốn là một thực tế tồn tại khá lâu ở địa phương. Hiện nay, việc xử lý rác thải sinh hoạt được các gia đình thực hiện bằng cách đào hố, phân loại và chôn lấp. 

Chị Lò Thị Ngăn ở thôn Nà Kè chia sẻ: "Thôn tôi còn có 4 hố rác công cộng. Chúng tôi được tuyên truyền, hướng dẫn cách phân loại rác tại nhà, tổ chức trồng cây xanh, làm cỏ, quét đường hàng tháng, được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đảm bảo, thuận tiện sinh hoạt. Môi trường sạch sẽ, đường có cây xanh, hoa thơm, miền quê đã trở nên đầy sức sống và xinh đẹp”. 

Những năm qua, thực hiện phong trào chung tay XDNTM, khắp các miền quê Văn Chấn đều có sự đổi thay tích cực. Bằng nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và sự chung tay, đồng lòng của nhân dân, huyện Văn Chấn đã có 11 xã đạt chuẩn NTM. Đây chính là thành quả tạo sự "thay da đổi thịt” ở các vùng nông thôn với nếp sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn không làm mất đi hồn cốt vốn có, đưa nông thôn ngày càng trở thành những miền quê đáng sống, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân.

Hoài Anh

Tags Văn Chấn Bình Thuận Gia Hội nông thôn mới NTM diện mạo

Các tin khác
Giao lưu “Nét chữ - Nết người” cấp huyện Văn Chấn năm 2024 được tổ chức ngày 17/4 tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện. Ảnh minh họa.

Yên Bái đã đạt được sự thành công đáng kể trong việc xây dựng trường học hạnh phúc dựa trên tư tưởng và triết lý giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ vào việc vận dụng các nguyên tắc và giá trị tư tưởng của Người, Yên Bái đã tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích sự phát triển toàn diện của học sinh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân.

Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục