Lên Mù Cang Chải trải nghiệm giã bánh dày, vẽ sáp ong

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/9/2019 | 2:38:56 PM

YênBái - Lên với huyện vùng cao Mù Cang Chải những ngày thu này, du khách không chỉ hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng sắc vàng của ruộng bậc thang mùa lúa chín mà còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động vô cùng phong phú và hấp dẫn với bà con dân bản.


Hôm nay, bà con dân bản ở các xã Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề, Kim Nọi và Lao Chải cùng tham gia Hội thi trình diễn giã bánh dày diễn ra tại sân vận động trung tâm huyện. Để làm ra những chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm, các đội đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguyên liệu, cách chế biến để giới thiệu đến du khách món ăn mang đậm bản sắc dân tộc Mông. 



Bà con háo hức với Hội thi trình diễn giã bánh dày.



Du khách tham gia trải nghiệm làm bánh dày cùng bà con.

Sau phần  trình diễn giã bánh dày giữa các đội thi, người dân và du khách vô cùng háo hức với hoạt động trải nghiệm, cảm giác vui sướng khi tự mình làm được chiếc bánh dày đặc trưng của người dân vùng cao.

Cùng trong hoạt động của Lễ hội, du khách sẽ được quan sát kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải – một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó bao đời với bà con vùng cao Mù Cang Chải.



Chị em phụ nữ Mông thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải.

12 thí sinh đại diện cho phụ nữ đến từ 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã  tham gia thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải. Để vẽ được hoa văn bằng sáp ong trên vải, chị em phụ nữ  Mông phải chuẩn bị bếp để đun nóng sáp ong, vải được lăn cho mịn. Sự tỉ mỉ, khéo léo tạo nên những đường nét hoa văn tinh tế với độ tinh xảo, hoa văn cân đối, hài hòa trên các sản phẩm do chính tay người phụ nữ Mông tạo nên khiến du khách vô cùng thích thú.




Du khách thích thú trước sự khéo léo, tỉ mỉ để làm nên những hoa văn tinh tế trên váy áo của phụ nữ Mông.

Thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải không chỉ tạo cơ hội cho chị em phụ nữ Mông được giao lưu, học hỏi, trau đổi kinh nghiệm mà còn góp phần nâng cao tay nghề vẽ hoa văn, làm phong phú thêm các mặt hàng thổ cẩm của địa phương để giới thiệu với du khách. 

Song song với trải nghiệm hoạt động giã bánh dày, vẽ hoa văn bằng sáp ong cùng với người Mông, du khách còn được trải nghiệm hoạt động trong Hội thi giã cốm cùng người Thái. 



Người dân tham gia Hội thi giã cốm.

Cùng với các hoạt động trải nghiệm, lên vùng cao Mù Cang Chải trong dịp Lễ hội khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang, du khách còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn mang đậm dấu ấn riêng miền sơn cước như hội chọi dê... và còn rất nhiều hấp dẫn mời gọi du khách đến tìm hiểu và khám phá.

Thanh Chi – Đức Toàn

Tags Mù Cang Chải trải nghiệm giã bánh dày vẽ sáp ong

Các tin khác
Vòng đại xòe tại Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh

Đã tròn 1 năm kể từ ngày Nghệ thuật Xòe Thái chính thức được UNESCO đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Người dân thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn tự hào và ý thức để gìn giữ, lưu truyền loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Chiều 10/10, tại thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khai mạc Lễ hội Văn hóa- Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 ngày 24/9/2022 tại thị xã Nghĩa Lộ.

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa - Du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 (Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội) là sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, có ý nghĩa và quy mô lớn nhất từ trước đến nay đối với tỉnh Yên Bái và các tỉnh có di sản. Với những nỗ lực cao nhất có thể, Yên Bái đã làm nên một lễ hội thành công về mọi mặt, ghi ấn tượng mạnh trong lòng người dân và du khách.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ đã xây dựng kế hoạch đưa 6 điệu xòe cổ của dân tộc Thái vào chương trình giảng dạy ngoại khóa cho học sinh; qua đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục