Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/5/2025 | 9:40:42 AM

Sáng 5.5, trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Sau đó Quốc hội sẽ họp phiên trù bị để thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. Tại phiên khai mạc, dự kiến, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025 và nghe báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 9; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8; nghe tờ trình và thảo luận ở tổ về đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tờ trình về việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.





Buổi chiều, dự kiến Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng như dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Năng lượng nguyên tử; thảo luận ở hội trường về đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2014...

Thông tin về kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, kỳ họp dự kiến sẽ khai mạc vào sáng 5.5 và bế mạc vào ngày 30.6. Kỳ họp sẽ chia thành 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 5 - 29.5; đợt 2, từ ngày 11.6 và dự kiến bế mạc chậm nhất vào ngày 30.6.

Dự kiến tại kỳ họp này, về công tác lập hiến, lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; xem xét thông qua 34 luật trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo chương trình, Luật Quảng cáo cũng sẽ được xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua 11 nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Cùng với đó là Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi… Ngoài ra Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác như xem xét, thông qua Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; xem xét, quyết định việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét, quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn...

(Theo VHO)

Các tin khác
Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức; bảo đảm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng đề ra. Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh các giải pháp tăng thu, triệt để tiết kiệm chi; chủ động mở rộng cơ sở thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời.

Người dân thôn Ngòi Nhầy, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên bỏ phiếu tham gia ý kiến vào 2 đề án.

Những ngày qua, đặc biệt là trong ngày 24/4, một không khí náo nức, trang trọng đã bao trùm khắp tỉnh Yên Bái, từ thành thị đến những bản làng xa xôi. Đây không phải là không khí lễ hội truyền thống mà là dấu ấn của một sự kiện lịch sử: Ngày toàn dân Yên Bái đồng lòng bày tỏ ý kiến về hai đề án lớn - hợp nhất tỉnh Yên Bái với tỉnh Lào Cai và sắp xếp lại các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên địa bàn.

C.Mác đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh vì hạnh phúc cho mọi người. (Nguồn: tuyengiao.vn)

Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử loài người, tư duy đỉnh cao của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả của học thuyết giá trị thặng dư, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới sinh ngày 5/5/1818 và mất ngày 14/3/1883. Dù đã cách xa trên dưới hai thế kỷ, nhưng hệ thống các học thuyết, quan điểm, tầm nhìn của Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Trong số đó, quan điểm về vai trò của khoa học kỹ thuật và tầm nhìn về tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang đồng hành cùng con người trong thế kỷ 21.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục