Phụ nữ Chế Cu Nha phát huy nghề truyền thống

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/3/2018 | 2:56:47 PM

YênBái - YBĐT - Chế Cu Nha là một trong ba địa phương của huyện Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia. Đây đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách nhiều năm qua. Vì vậy, việc phát huy nghề truyền thống để tạo những sản phẩm du lịch của phụ nữ người Mông xã Chế Cu Nha đã tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho đồng bào vùng cao, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương.


Dệt vải là việc làm quen thuộc của bà Giàng Thị Già - bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, bởi ngay từ khi còn tấm bé bà đã được dạy trồng lanh và dệt vải. Công việc thể hiện sự khéo léo, kiên trì của người phụ nữ Mông. Hiện nay dệt lanh nghề truyền thống đang góp phần tăng thu nhập cho những người phụ nữ Mông nơi vùng cao.

 Bà Giàng Thị Già - bản Trống Tông, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Mình đã biết trồng lanh và dệt vải từ bé, để làm những sản phẩm cho gia đình; nay tham gia vào nhóm làm thổ cẩm để tăng thu nhập cho gia đình”.



Công đoạn vẽ sáp ong trên vải lanh của phụ nữ Mông Mù Cang Chải.

Trước đây, những sản phẩm thổ cẩm lanh chỉ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình và là của hồi môn cho con gái Mông khi đi lấy chồng. Nay, những sản phẩm này đã trở thành đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch khi đến Mù Cang Chải. Cùng đó thông qua kết nối của Hội Phụ nữ tỉnh, Trung tâm Craft Linh Hà Nội đã là bạn hàng quen thuộc của chị em nơi đây. 

Tổ thêu thổ cẩm được thành lập năm 2009 với gần 30 thành viên.Từ những sản phẩm thủ công như váy áo, khăn quàng, khăn trải bàn, tranh thổ cẩm hay những đồ lưu niệm từ chất liệu thổ cẩm của chị em trong tổ thêu thổ cẩm đã mang lại nguồn thu ngót tỷ đồng mỗi năm. Những chị chịu khó có thể thu 3,5 - 4,5 triệu đồng/ người/tháng. 

Chế Cu Nha là một trong ba địa phương của huyện  Mù Cang Chải có ruộng bậc thang được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia. Đây đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách nhiều năm qua. Vì vậy, việc phát huy nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm du lịch của phụ nữ Mông xã Chế Cu Nha đã tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho đồng bào vùng cao, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương. 

Minh Huyền - Quyết Thắng

Các tin khác
Bà Đinh Thị Hồng Lan- Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh (thứ 3, trái sang) cùng lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh tặng quà cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trong Chương trình “Ngày thứ 7 đồng hành cùng doanh nghiệp, CNLĐ” và “Bữa cơm Công đoàn” tổ chức tháng 4 vừa qua.

Công đoàn các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Yên Bái hiện có 45 công đoàn cơ sở (CĐCS) với gần 9 nghìn đoàn viên (ĐV). Bám sát chủ đề Tháng Công nhân năm 2024 “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Công đoàn Các KCN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ).

Em Nguyễn Đỗ Quang Minh (học sinh lớp 9 trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53 năm 2024

Bức thư nói về trẻ em thiếu tình thương của nam sinh lớp 9 Nguyễn Đỗ Quang Minh (Đà Nẵng) đã giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024.

Triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp với tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận Căn cước.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an, thời gian tới, sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt.

Cán bộ, chiến sĩ Công an xã Việt Cường đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.

Hình ảnh các đồng chí công an đến từng ngõ, gõ cửa từng nhà để nắm bắt tình hình an ninh trật tự, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con giờ đã trở nên quen thuộc, gần gũi với người dân xã Việt Cường, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục