Yên Bái triển khai thí điểm Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/2/2024 | 3:49:29 PM

YênBái - Ngoài tỉnh Yên Bái, các địa phương khác sẽ thí điểm Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI) do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển gồm: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Đà Nẵng và Hòa Bình.

Việc triển khai thí điểm Trợ lý ảo sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh được tiếp cận sớm với những tiến bộ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nước và trên thế giới
Việc triển khai thí điểm Trợ lý ảo sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh được tiếp cận sớm với những tiến bộ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong nước và trên thế giới

Khi được triển khai, Trợ lý ảo hỗ trợ sẽ phục vụ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái trong việc hỏi/đáp các nội dung, thông tin liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật của trung ương, của tỉnh; tư vấn pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh.

Phạm vi thí điểm là cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; một số đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh: Dự kiến 9.735 người tương ứng với 9.735 tài khoản đã được tạo lập và tích hợp SSO.

Thời gian thí điểm: Từ tháng 02/2024 đến hết tháng 06/2024.

Để triển khai nội dung này, trước ngày 13/3/2024, các sở, ban, ngành của tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thống kê, cung cấp các thông tin, dữ liệu, số liệu, văn bản liên quan theo ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương gồm: văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, của tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực; văn bản chỉ đạo điều hành; các quy hoạch, đề án liên quan đến ngành, lĩnh vực; dữ liệu thống kê, số liệu chuyên ngành, dữ liệu phát triển kinh tế - xã hội của sở, ngành, địa phương… và danh mục các câu hỏi tình huống của đơn vị, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh để tổng hợp và cập nhật dữ liệu lên nền tảng Trợ lý ảo.

Việc cập nhật dữ liệu, cung cấp thông tin tài khoản Trợ lý ảo, tích hợp hệ thống Đăng nhập dùng chung của tỉnh (SSO) với hệ thống Trợ lý ảo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng Trợ lý ảo sẽ được sở Thông tin và Truyền thông tỉnh chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai.

Các cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản thực hiện việc truy cập nền tảng Trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái, sử dụng, đặt câu hỏi, thực hiện huấn luyện Trợ lý ảo thường xuyên hàng ngày; tổng hợp danh sách các câu hỏi, các lần truy cập, truy vấn nền tảng Trợ lý ảo, báo cáo cơ quan, đơn vị gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi kết thúc thí điểm.

(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Tags Yên Bái triển khai thí điểm Trợ lý ảo công chức viên chức

Các tin khác
Sở TT&TT tỉnh Yên Bái thực hiện thống kê đo kiểm chất lượng dịch vụ internet.

Chiều 10/5, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi làm việc theo hình thức trực tuyến để thảo luận, triển khai hiệu quả việc nâng cao ứng dụng tài nguyên Internet trên địa bàn tỉnh Yên Bái và một số nội dung khác theo chương trình hoạt động theo thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước, giai đoạn 2021 - 2025.

Hưởng ứng phong trào

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, mô hình “Bình dân học AI” trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả bước đầu rất tích cực, hiệu quả lợi ích mang lại thực sự rõ nét đối với tất cả các đối tượng tham gia thí điểm. Đó là tiền đề quan trọng để mô hình được triển khai rộng rãi trên toàn địa bàn, tạo cú huých mạnh mẽ cho phát triển kinh tế số, xã hội số, nâng cao hiệu suất công việc của người lao động.

Các công ty AI của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Ảnh: FT

Bốn công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc đã được định giá từ 1,2 tỷ đến 2,5 tỷ USD trong ba tháng qua, dẫn đầu nhóm hơn 260 công ty đang cạnh tranh để đối đầu với các đối thủ từ Mỹ như OpenAI và Anthropic.

Viettel đã có nhiều thử nghiệm để đưa công nghệ 5G vào ứng dụng trong đời sống. Ảnh: TẤN BA

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VNPT-VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục