Văn Yên xây dựng mô hình huyện kinh tế số

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/4/2024 | 10:56:35 AM

YênBái - Trong Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 vừa ban hành, huyện Văn Yên phấn đấu đạt chuẩn huyện chuyển đổi số (CĐS), trong đó có trên 50% xã, thị trấn đạt CĐS; 30% xã, thị trấn đạt CĐS cao; xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024.

Huyện Văn Yên phấn đấu xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024. (Ảnh minh họa)
Huyện Văn Yên phấn đấu xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024. (Ảnh minh họa)

Huyện Văn Yên đặt mục tiêu tiếp tục CĐS toàn dân, toàn diện; đẩy mạnh số hóa, cập nhật thông tin vào các cơ sở dữ liệu, nền tảng đã xây dựng; kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung; đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và lộ trình thực hiện CĐS của huyện năm 2024 đảm bảo bám sát tinh thần chỉ đạo của tỉnh; cụ thể hóa các phần việc năm 2024 đề ra trong Đề án CĐS của huyện; bổ sung các đầu việc cụ thể hóa các ý tưởng mới, sáng tạo, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.


Kế hoạch xác định xây dựng huyện Văn Yên đạt chuẩn huyện CĐS theo Quyết định 240/QĐ-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá, công nhận sở, ban, ngành; huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn đạt CĐS/CĐS nâng cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025”; trong đó: trên 50% xã, thị trấn đạt CĐS; 30% xã, thị trấn đạt CĐS nâng cao: thị trấn Mậu A, Đông Cuông, An Thịnh, Yên Hợp, Xuân Ái, Đại Phác, Tân Hợp; xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024.


>> Văn Yên phát huy hiệu quả các mô hình chuyển đổi số đặc trưng


Huyện cũng đề ra 36 chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ CĐS, trong đó có 7 chỉ tiêu về phát triển hạ tầng số, 12 chỉ tiêu về phát triển chính quyền số, 8 chỉ tiêu về phát triển kinh tế số, 9 chỉ tiêu về phát triển xã hội số.


Các giải pháp được huyện đưa ra cụ thể, rõ ràng trên từng trụ cột về phát triển hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Huyện cũng có kế hoạch cụ thể trong sử dụng hạ tầng điện toán đám mây vào các hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trước mắt tại Bộ phận Phục vụ hành chính công thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa và Thông tin; khuyến khích, thúc đẩy các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân sử dùng các nền tảng điện toán đám mây, sản phẩm dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây của doanh nghiệp Việt Nam. 


Tiếp tục triển khai một số nền tảng đặc trưng "make in Yên Bái” tại huyện như: nền tảng Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức; nền tảng Tra cứu số liệu thống kế các ngành, lĩnh vực tỉnh Yên Bái; nền tảng Chấm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ chính trị hằng năm…


Cùng với đó, tập trung phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao để phát triển kinh tế nông nghiệp; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đến năm 2024 đạt 18%. Tổ chức triển khai mô hình thôn chuyển đổi số, làng số, xã chuyển đổi số gắn với mục tiêu chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Triển khai thí điểm 5 mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản.


Triển khai CĐS trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất phân phối điện, khai khoáng, năng lượng...; sử dụng hiệu quả các nền tảng số do Bộ Công Thương triển khai, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng giá trị ngành công nghiệp đạt 17%; tiếp tục triển khai ứng dụng Công dân số (Yên Bái-S) sâu rộng trong toàn dân, gắn với triển khai Bộ tiêu chí tạm thời Công dân số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025; phấn đấu năm 2024 đạt 90% công dân số; triển khai mô hình thôn CĐS, làng CĐS, xã CĐS, CĐS nâng cao gắn với thực hiện Chương trình CĐS trong xây dựng nông thôn mới.


Triển khai nền tảng dạy, học trực tuyến kết nối, phục vụ trực tuyến toàn trình công tác dạy - học tập - thi cử cho học sinh, giáo viên từ đó hình thành hệ sinh thái phát triển giáo dục số ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, đảm bảo tỷ trọng nội dung dạy học bằng hình thức trực tuyến đạt 10% ở cấp tiểu học, 15% ở cấp trung học; triển khai nền tảng lưu trữ hồ sơ số (sổ điểm, học bạ điện tử; hồ sơ sổ sách chuyên môn, các sổ sách khác...) ở các trường học.


Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, phấn đấu 40% hệ thống thông tin trở lên được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định...


 .......


*** "Make in Vietnam” là slogan được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tạo ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước.  Nếu "Made in Vietnam" gắn liền với nội hàm chỉ nơi xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa, thuế quan, xuất nhập khẩu thì slogan "Make in Vietnam" do Bộ TT&TT khởi xướng là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. 


Giống với ý nghĩa của cụm từ này, "Made in Vietnam” không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, việc sản xuất là lắp ráp hay nghiên cứu chế tạo, miễn các giá trị đó sản sinh tại Việt Nam càng nhiều càng tốt. Còn với "Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.  


Khi thực hiện chiến lược "Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.


Thu Trang

Tags Văn Yên xây dựng mô hình huyện kinh tế số năm 2024

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục