Dự buổi họp có các đồng chí lãnh đạo đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan(1)... Sau khi nghe Ban Thưòng vụ Đảng uỷ Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo, phát biểu của các cơ quan, đồng chí Tổng Bí thư Tồ Lâm kết luận như sau:
1.Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu và đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng phát triển, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục, đào tạo vẫn chưa có được bước phát triển bứt phá, đáp ứng kỳ vọng của xã hội, nhất là yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh đất nước, thế giới đứng trước nhiều cơ hội, thách thức phát triển mới. Mặc dù có nhiều chương trình mục tiêu quốc gia nhưng điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn rất khó khăn, số trẻ tới lớp còn thấp. Nguyên nhân chính là do còn nhiều điểm nghẽn, hạn chế trong tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo.
Bối cảnh mới của đất nước đang đặt ra yêu cầu đào tạo lớp người mới phát triển toàn diện, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, sức khoẻ (cả thể chất và tinh thần) tương xứng với việc thực hiện 2 mục tiêu 100 năm của đất nước, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng cao, yếu tố then chốt cho thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đối mới sáng tạo và chuyến đổi số quốc gia. Đồng thời, cùng với tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm thúc đẩy tiến bộ xã hội, mở rộng cơ hội cho mọi người dân tiếp cận giáo dục có chất lượng, học tập suốt đời và phát huy tối đa tiềm năng cá nhân. Trước các yêu cầu cấp bách này, cần phải có các quyết sách mạnh mẽ về thể chế, chính sách để tháo gỡ những điểm nghẽn, tập trung nguồn lực đầu tư nhanh chóng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm mục tiêu phát triển toàn diện người học và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bứt phá trong giai đoạn mới.
2. Đồng ý giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển giáo dục và đào tạo (tương tự Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về khoa học, công nghệ). Nghị quyết này không thay thế các Nghị quyết đã có, mà lựa chọn những vấn đề then chốt nhất, điểm nghẽn lớn hiện nay để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ ràng, cụ thể trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đồng thời, trình Bộ Chính trị cho chủ trương về Chương trình mục tiêu quốc gia hiện đại hoá, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thời hạn hoàn thành trong tháng 5/2025.
3. Thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tuỳ theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên; có lộ trình thực hiện riêng bước chủ trương này, trong đó cần kết hợp Nhà nước đầu tư là chính với khuyến khích xã hội hoá. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.
Giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, nội dung chương trình dạy học, hoạt động giáo dục để các trường tiểu học, trung học cơ sở dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian thực hiện từ năm học 2025 - 2026.
4. Thống nhất chủ trương Nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã biên giới, trong đó ưu tiên các xã biên giới miền núi (đối tượng bao gồm cả học sinh là người dân tộc thiểu số và học sinh là người dân tộc Kinh sinh sống tại các xã biên giới); các địa phương cần tập trung xây dựng hoàn thiện các trường liên cấp nội trú, bán trú cho các xã biên giới, tạo thuận lợi cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh. Chú ý, xây dựng trường học phải có đủ phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, có nước sinh hoạt, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, có sân chơi, chỗ ở cho giáo viên; các xã biên giới giáp quốc gia nào thì cần dạy tiếng nước đó cho học sinh để sau này có điều kiện tăng cường giao lưu nhân dân giữa 2 nước. Thực hiện chủ trương này theo lộ trình, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần tăng cường kiểm tra, giám sát, nghiêm cấm việc bớt xén tiêu chuẩn ăn của học sinh. Trước mắt thực hiện tại những xã biên giới đất liền, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026 (tháng 9/2025); trên cơ sở kết quả thực hiện sẽ sơ kết để nhân rộng dần ra toàn quốc. Khuyến khích các địa phương có thể cân đối kinh phí thì thực hiện ngay chủ trương này trên địa bàn quản lý của mình.
Giao Đảng uỷ Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo Đảng uỷ Chính phủ triển khai chủ trương trên, những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
5. Giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Đảng uỷ Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Thông báo kết luận này, báo cáo Thường trực Ban Bí thư những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Ban Tổ chức Trung ương; Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; Đảng uỷ các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Y tế; Uỳ ban Văn hoá, Xã hội của Quốc hội; Văn phòng Trung ương Đảng.
YBĐT