Những viên than đượm “lửa nhiệt tình”

  • Cập nhật: Thứ ba, 25/8/2015 | 3:18:12 PM

YênBái - YBĐT - Nhiều ngày làm việc của chị Cao Thị Thanh Thủy - nhân viên bán than tổ ong Trạm than Yên Bái (Công ty kinh doanh than Tây Bắc) bắt đầu từ 5 giờ sáng, kết thúc sau 7, 8 giờ tối, với hàng trăm cây số chạy xe máy giao hàng. Không thể nói là không vất vả nhưng chị luôn gắng hết sức để không những thu được kết quả lao động tốt nhất mà còn tìm thấy cả niềm vui trong công việc bình dị của mình.

Chị Cao Thị Thanh Thủy chuẩn bị đi giao hàng.
Chị Cao Thị Thanh Thủy chuẩn bị đi giao hàng.

Vào công tác tại Trạm than Yên Bái từ năm 1989, đến năm 1995 chị chuyển sang công việc của một nhân viên bán than tổ ong. Tính ra, đến nay chị đã gắn bó 20 năm với công việc này. Ngần ấy thời gian trong nghề đủ để  chị thấu hiểu công việc của mình, hiểu cả điều gì làm nên giá trị những viên than tổ ong mà hàng ngày chị giao cho khách hàng ngoài giá trị chất lượng thực sự của chúng. Nhiều năm về trước, nguyên liệu chất đốt sinh hoạt chưa phong phú như bây giờ, than tổ ong được rất nhiều người sử dụng. Công việc của chị theo đó nhiều thuận lợi bởi thị trường khá rộng lớn. Nhưng ngay từ thời điểm đó, không vì những thuận lợi ấy mà chị chủ quan trong công việc mà càng tranh thủ tích cực mở rộng thị trường nên đã xây dựng được hệ thống khách hàng bền vững.

Nhờ vậy, sản lượng bán ra là rất lớn. Nhưng rồi, cùng với sự phát triển nhiều mặt của xã hội, của nền kinh tế thị trường, thị trường chất đốt nói chung ngày càng phong phú với nhiều sự lựa chọn thuận tiện, hiện đại hơn cho người tiêu dùng. Vì vậy, than tổ ong đã gặp ít nhiều khó khăn khi cạnh tranh với nhiều nguyên liệu khác có mặt trên thị trường. Không những thế, chỉ riêng trong thị trường than tổ ong, rất nhiều cơ sở tư nhân cũng tham gia sản xuất, cung cấp sản phẩm. Sản phẩm than của Công ty kinh doanh than Tây Bắc không thể nằm ngoài quy luật cạnh tranh của thị trường. Công việc của chị theo đó gặp khó khăn.

Trong cơ chế, điều kiện đó, ngoài sự tự tin về chất lượng sản phẩm của Công ty chị Thủy xác định thái độ phục vụ khách hàng là điều cực kì quan trọng để có thể giữ vững được thị trường truyền thống cũng như phát triển thị trường mới. Nếu trước đây thái độ phục vụ khách hàng của chị đã được ghi nhận thì giờ đây chị càng cố gắng để phục vụ tốt hơn nữa. Chị luôn giao hàng đủ số lượng, đúng thời gian, giữ uy tín cao với khách hàng, thái độ luôn cởi mở, nhiệt tình và chu đáo. Nhờ đó, thị trường truyền thống của chị căn bản vẫn được giữ vững. Cũng bởi tạo được uy tín từ chất lượng sản phẩm của Công ty cùng thái độ trong công việc của mình mà sản phẩm của Công ty do chị đảm nhận giao hàng được khách hàng giới thiệu cho nhau, giúp ổn định thị trường cho sản phẩm.

Nhờ vậy, công việc của chị vẫn trôi chảy trong điều kiện sản phẩm có sự cạnh tranh không ít. Ý thức nỗ lực để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình đã mang lại những thành công nhất định cho chị. Chị luôn hoàn thành vượt kế hoạch giao, đạt đến 200% kế hoạch. Năm 2014, sản lượng bán ra đạt 830 tấn, tương đương trên 615 nghìn viên than tổ ong, mang lại doanh thu 1 tỷ 360 triệu đồng cho Trạm than Yên Bái. Bản thân chị đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được nhận bằng khen của UBND tỉnh. Tới đây, chị là một trong hơn 50 cá nhân được khen thưởng tại Đại hội thi đua lần thứ IX của tỉnh. Đó là những ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của chị trong công việc. Đó còn chứng minh một điều rằng mọi sự nhiệt tình hết mình trong bất kì công việc nào cũng đều được đền đáp xứng đáng và đáng quý biết bao.

Hạnh Quyên

Các tin khác
Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục