Cựu chiến binh Nguyễn Hoàng Phương đam mê tùng La hán

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2018 | 8:11:48 AM

YBĐT - Đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng tùng La hán, hiện tại, toàn bộ vườn tùng của ông Phương đã được các thương lái đặt mua. Dự kiến, những cây tùng La hán đầu tiên sẽ được xuất bán trong khoảng từ 5 - 7 năm tới, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

CCB Nguyễn Hoàng Phương cẩn thận chăm sóc từng gốc tùng La hán.
CCB Nguyễn Hoàng Phương cẩn thận chăm sóc từng gốc tùng La hán.

Sinh ra và lớn lên ở Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, tốt nghiệp cấp III, chàng trai Nguyễn Hoàng Phương đã đi khám tuyển nhập ngũ. Thế nhưng, anh lại không có tên trong danh sách tòng quân vì là con độc nhất. Dẫu vậy, anh tiếp tục viết đơn tình nguyện lần 2 và viết họ tên mình với chữ ký bằng máu để thể hiện khao khát mãnh liệt được đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Bố anh sau khi đồng ý cho con đi bộ đội cũng trân trọng ký tên mình và ghi thêm dòng chữ: "Đây chính là giọt máu từ trái tim yêu nước của đứa con trai trong gia đình”. 

Năm 1965, anh nhập ngũ, đến tháng 7/1966 cùng đồng đội tham gia đánh trận đầu tiên tại đỉnh Cù Đinh (Quảng Trị). Sau khi tiêu diệt nhiều ổ cối và đại liên của địch, anh cùng 3 đồng đội tiếp tục xông lên quét AK vào đám giặc đang chạy tán loạn dưới suối thì bất ngờ bị thương nặng. 

Được điều trị ở Viện 403 tiền phương, sau khi lành vết thương anh cùng đơn vị tiếp tục tham gia nhiều trận đánh ác liệt khác. Cuối năm 1968, anh ra Bắc an dưỡng, sau đó ra quân về lập nghiệp trên quê hương Yên Bái. 

Những năm mới rời quân ngũ sống tại tổ 32, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, do cuộc sống khó khăn lại thêm thương tật, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Hoàng Phương đã làm đủ nghề kiếm sống như buôn bán, đi rừng, đánh bắt cá trên hồ Thác Bà. 

Tận dụng đất đồi rộng trồng thêm các loại cây ăn quả, đào 3 ao thả cá, nuôi gà đẻ trứng, nuôi ong mật... song cũng chỉ đủ ăn. Năm 2008, ông Phương tìm hiểu qua sách báo và hiểu thêm giá trị của cây cảnh. Ban đầu, ông nghĩ trồng để làm thú vui tuổi già, nhưng càng tìm hiểu càng đam mê, đặc biệt là với tùng La hán. 

Ông tự tìm tòi qua sách báo, xem tivi, Internet để hiểu rõ hơn về đặc tính, điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, cách chăm sóc… đối với giống cây này. Từ những cây tùng La hán đầu tiên, đến nay, với hơn 1 ha đất đồi, ông Phương đã có 1.400 gốc trên 10 năm tuổi. Cây thấp nhất có giá khoảng 1 triệu đồng, cây gốc to, thế đẹp giá dao động từ 5 - 6 triệu đồng. 

Ông Phương chia sẻ: "Trồng cây cảnh giờ với tôi vừa là thú vui vừa là nghề kiếm sống. Chăm sóc cây cũng là cách mình rèn luyện tinh thần và tập thể dục, bởi cây cảnh đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ, có niềm yêu thích thực sự. Riêng với cây tùng La hán, càng vun xới công phu bao nhiêu, cây càng đẹp, giá trị càng cao”.

Đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng tùng La hán, hiện tại, toàn bộ vườn tùng của ông Phương đã được các thương lái đặt mua. Dự kiến, những cây tùng La hán đầu tiên sẽ được xuất bán trong khoảng từ 5 - 7 năm tới, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngoài thú vui cây cảnh, CCB Nguyễn Hoàng Phương vẫn tham gia Ban Chấp hành Hội CCB phường và các hoạt động khác tại địa phương như: thành viên tổ bảo vệ dân phố, ban công tác Mặt trận khu phố… Trong bất kỳ công việc nào, ông luôn là người rất trách nhiệm, nhiệt tình, gương mẫu để thế hệ trẻ học tập, noi theo. 

Mai Linh

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục