Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái: Chuyển đổi số - chuyển mạnh chất lượng phục vụ

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/3/2022 | 7:43:50 AM

YênBái - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái đã sử dụng hệ thống chữ ký điện tử của bác sĩ, điều dưỡng, thiết bị ký số của bệnh nhân bằng chữ ký và vân tay, đang hoàn thiện những đánh giá cuối cùng để đề nghị Bộ Y tế công nhận bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử trong thời gian sớm nhất. Dự kiến, Bệnh viện nằm trong tốp 50 bệnh viện đầu tiên/1.400 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử của cả nước.

Y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khai thác hiệu quả thiết bị được trang bị.
Y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh khai thác hiệu quả thiết bị được trang bị.

Bám sát các chủ trương phát triển y tế số theo chỉ đạo từ trung ương tới địa phương, với vị trí là bệnh viện hạng I, tuyến cuối của tỉnh, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Yên Bái đã sớm phát huy lợi thế về cơ sở hạ tầng và hạ tầng mạng, nhanh chóng triển khai số hóa qua 3 giai đoạn: số hóa, ứng dụng số hóa và chuyển đổi số (CĐS)...

Hiện tại, theo Bộ tiêu chí Bệnh viện thông minh quy định tại Thông tư 54 của Bộ Y tế, BVĐK tỉnh được đánh giá có hệ thống HIS - pro đạt mức 6/7; hệ thống LIS, RIS/PACS đạt mức nâng cao, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để chia sẻ, tích hợp dữ liệu. Đồng thời, bảo đảm khả năng kết nối liên thông với tất cả các trang thiết bị hiện có trong toàn viện trên mạng. 

Bác sĩ Trần Lan Anh - Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: "Bệnh viện đã sử dụng hệ thống chữ ký điện tử của bác sĩ, điều dưỡng, thiết bị ký số của bệnh nhân bằng chữ ký và vân tay, đang hoàn thiện những đánh giá cuối cùng để đề nghị Bộ Y tế công nhận bệnh viện sử dụng bệnh án điện tử trong thời gian sớm nhất. Dự kiến, Bệnh viện nằm trong tốp 50 bệnh viện đầu tiên/1.400 bệnh viện công bố sử dụng bệnh án điện tử của cả nước”. 

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành và khám chữa bệnh của các bệnh viện sẽ giúp mọi hoạt động của bệnh viện nhanh chóng, công khai, minh bạch hơn, người bệnh và nhân viên y tế đỡ vất vả, từ đó, làm tăng sự hài lòng của nhân viên y tế. 

Cùng với khai thác hiệu quả dự án khám chữa bệnh từ xa được đầu tư từ Bộ Y tế, các hình thức họp Zoom, video chat thường xuyên được sử dụng đã nâng cao chất lượng chuyển tải thông tin đi đến, xóa khoảng cách địa lý với các bệnh viện trong và ngoài nước.

Các hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến của bệnh viện bằng cả hình thức online và offline được Bộ Y tế và các tổ chức tài trợ như Jica, Kofih đánh giá cao. Một số khoa như: ung bướu, tim mạch, ngoại thần kinh đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân. 

Cũng nhờ CĐS mà các hoạt động hợp tác quốc tế của bệnh viện không bị gián đoạn, các buổi sinh hoạt chuyên môn với Bệnh viện Yokosuka của Nhật Bản, Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan của Hàn Quốc, các bệnh viện của bang Thurigen, Đức được diễn ra thường xuyên theo chương trình thúc đẩy hợp tác chuyên môn dự kiến. 

Đặc biệt, hai hệ thống online ngoài bệnh viện là Hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo điều hành online và Hệ thống trích chuyển dữ liệu đề nghị giám định thanh toán BHYT của bệnh viện hoạt động khá ổn định, đảm bảo yêu cầu nhận, triển khai thực hiện và gửi văn bản phản hồi, báo cáo, cũng như kiểm soát dữ liệu một cách chặt chẽ nhất, đảm bảo quyền lợi của bệnh nhân, bệnh viện và các bên liên quan.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, CĐS ở BVĐK tỉnh cũng đang gặp phải một số khó khăn vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính chuyên ngành. Cụ thể. Đó là, khả năng tiếp cận với dịch vụ số hóa của người dân còn rất hạn chế, không đều giữa các khu vực dân cư; việc tiếp cận với khái niệm an toàn mạng, bảo mật thông tin trong quá trình CĐS của các cá nhân, tổ chức liên quan chưa đồng đều; việc đầu tư cho hạ tầng mạng, đường truyền và thiết bị y tế số còn chưa đồng bộ; một số nội dung trong phần mềm quản lý của các ngành liên quan có thể chỉ nhằm mục tiêu yêu cầu chuyên môn nhiệm vụ của mình mà chưa xem xét toàn diện đến yêu cầu chuyên môn của bệnh viện… 

Vì vậy, để nhiệm vụ CĐS của Bệnh viện được triển khai thành công, thiết thực, phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, tỉnh cần triển khai đồng bộ hoạt động CĐS của các cấp, các ngành, ban hành các văn bản bổ sung trong bộ thể chế bảo đảm an toàn mạng. 

Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý dữ liệu bệnh nhân, cả trong quá trình điều trị; bổ sung thêm nhân lực công nghệ thông tin và cho phép Bệnh viện bổ sung các hạng mục như cải tạo hạ tầng mạng, xây dựng kiots điện tử tại bệnh viện…

Chuyển đổi số y tế, hay y tế số là ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kết hợp với các phần mềm, phần cứng và dịch vụ. Y tế số bao gồm các ứng dụng sức khỏe di động (mobile health viết tắt là mHealth), hồ sơ sức khỏe điện tử (EHRs) và hồ sơ y tế điện tử (EMRs), thiết bị đeo, khám bệnh từ xa (telehealth) và y tế từ xa (telemedicine) cũng như y học cá nhân hóa (personalized medicine).

Thành Trung

Tags Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái Chuyển đổi số số hóa ứng dụng số hóa chăm sóc sức khỏe

Các tin khác
Cán bộ NHCSXH Chi nhánh tỉnh Yên Bái tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VBSP Smart Banking tại điểm giao dịch xã.

Từ ngày 1/3/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã tiến hành triển khai chính thức ứng dụng VBSP Smart Banking đến các khách hàng; trong đó, ưu tiên các đối tượng khách hàng cá nhân đang mở tài khoản thanh toán tại NHCSXH.

Sáng 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về CĐS. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Người dân sử dụng căn cước công dân gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ.

Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.

Đồng chí Hà Đức Hải - Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái và đồng chí Lê Trí Hà - Giám đốc Sở thông tin và Truyền thông tỉnh ký kết phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024.

Tỉnh đoàn và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Yên Bái vừa tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) năm 2024. Hoạt động nhằm phát huy vai trò, thế mạnh của và nguồn lực sẵn có của hai đơn vị, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tỉnh Yên Bái đến năm 2025.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục