Về nơi Vua Hùng dạy dân cấy lúa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2024 | 9:41:20 AM

Sau nhiều năm bị mai một, năm 1993, Minh Nông lần đầu tổ chức phục dựng lại một phần lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Năm 2018, lễ hội được thành phố Việt Trì khôi phục, tổ chức quy mô. Các nghi lễ truyền thống như cáo yết, cúng Thần Nông, tế lễ, rước kiệu, đặc biệt là phần tái diễn sự tích “Vua Hùng dạy dân cấy lúa” được tiến hành đầy đủ, trang nghiêm.

Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.
Tái hiện cảnh Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

Từ đó, ngày 15 tháng Giêng hàng năm được chọn là ngày tổ chức lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Lễ hội mang một ý nghĩa đặc biệt, nhắc nhở mỗi người con quê hương Đất Tổ nói riêng, mọi người dân Việt Nam nói chung luôn nhớ về ngọn nguồn của nghề trồng lúa, đồng thời phát huy truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Phường Minh Nông, thành phố Việt Trì được biết đến là vùng đất gắn liền với lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa - đây là lễ hội mang tính đặc trưng, được coi là khởi thủy của nghề trồng lúa nước Việt Nam.

Theo truyền thuyết Hùng Vương, thời xưa nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo, chủ yếu sống dựa vào quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Thấy các vùng đất ven sông mỗi lần nước lớn dâng lên lại được phù sa bồi thêm màu mỡ, Vua Hùng mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Một hôm, các con gái của Vua Hùng theo dân đi đánh cá bên bờ sông thấy chim từng đàn bay lượn khắp bãi, chợt có con chim thả bông lúa rơi trên mái tóc Mị Nương, nàng đem bông lúa về trình với Vua Hùng. Vua mừng và cho là điềm lành vì hạt chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mị Nương ra bãi tuốt các bông lúa đó đem về. Tới mùa Xuân, Vua Hùng cùng dân đem hạt ra đồng, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt lúa rồi cắm một cành tre để chim khỏi ăn. Lần đầu mạ lên, dân không biết cấy, Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước lội xuống cấy cho dân xem để mọi người cùng làm theo. 

Để ghi nhớ công ơn Vua Hùng, đời sau nhân dân dựng đàn Tịch Điền quay lưng về hướng Tây Nam ngay trên mỏm đất Vua Hùng ngồi khi dạy dân cấy lúa.


Nhà văn hóa khu Hồng Hải được xây dựng mới với tổng đầu tư trên 1,3 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của nhân dân.

Năm tháng qua đi, Minh Nông ngày càng có nhiều đổi mới, hệ thống giao thông được đầu tư, những công trình, ngôi nhà khang trang được xây dựng ngày càng nhiều, góp phần mang lại diện mạo mới cho vùng đất khởi thủy của nghề trồng lúa nước. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời tập trung triển khai các chương trình kinh tế trọng điểm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế - xã hội của phường ngày càng phát triển. Văn hóa, y tế, giáo dục... được quan tâm, chú trọng và có nhiều khởi sắc, an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững; các hoạt động dịch vụ đã phát huy được lợi thế của địa bàn khu vực, thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Năm 2023, tổng thu ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương của phường Minh Nông đạt trên 66,6 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,69%, 100% khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa, 97% hộ đạt gia đình văn hóa. Hiện nay, 5/6 trường học trên địa bàn phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường Tiểu học Minh Nông đạt chuẩn quốc gia mức độ 2...

Đồng chí Nguyễn Quang Chung - Chủ tịch UBND phường Minh Nông cho biết: Phường tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời duy trì, bảo tồn, phát huy những lễ hội đặc trưng tại địa phương, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trên quê hương Đất Tổ.

(Theo Báo Phú thọ)

Các tin khác
Các em học sinh thăm Di tích nhà ông Trần Đình Khánh tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên.

Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi, xã Âu Lâu.

Sáng nay - 4/5, xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái đã tổ chức khánh thành Nhà văn hoá thôn Cửa Ngòi. Đây là công trình tiêu biểu của xã lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 79 năm ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024).

(Ảnh: tuyengiao)

Từ việc được đọc, được học, được nghe giảng bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu trong nhà trường, với thế hệ chúng tôi mỗi lần đọc lại bài thơ ấy vẫn như thước phim thời sự nóng bỏng, hôi hổi chuỗi thông tin chiến trường và sống động khúc ca trữ tình cách mạng reo vui muôn nốt.

Phim dự kiến ra rạp từ 17-5.

Phim "Vầng trăng thơ ấu" kể về thời thơ ấu của Bác Hồ được đạo diễn Hồ Ngọc Xum thực hiện, Công ty cổ phần phim Giải phóng sản xuất, dự kiến ra rạp từ ngày 17-5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục