
Có lẽ khi đọc những dòng này, chú sẽ ngạc nhiên lắm, vì những điều cháu viết dưới đây chưa bao giờ cháu nói với chú. Có thể là vì cháu bướng bỉnh, cũng có thể vì cháu còn e ngại, ngại sợ chú “biết tỏng” cháu rồi sẽ chọc quê cháu mất.

Mùa xuân đầu tiên chị vắng nhà/ Tết năm rồi mẹ không còn gói bánh/ Đêm giao thừa ba thở dài thườn thượt/ Nhắc nơi xa chắc chị cũng nhớ nhà...

Nơi xa, một ngày thương nhớ! Gửi mẹ! Những cơn gió lạnh len lỏi từng ngõ ngách tâm hồn con. Lạnh và chợt nhớ mẹ quá!

Rất lâu rồi tôi chưa gặp lại thầy. Trong tưởng tượng của tôi, mái tóc hoa râm của thầy chắc đã nhuộm màu thời gian, vầng trán cao của thầy chắc sẽ có nhiều vết nhăn, vệt chân chim nơi đuôi mắt chắc là sâu nhưng đôi mắt thầy chắc chắn vẫn đong đầy tinh thần của đôi mắt “biết cười” ngày xưa ấy.

Ba và mẹ là những người sinh ra chúng ta, cho chúng ta đến với cuộc sống và dạy chúng ta cách làm người. Ba và mẹ cũng chính là người đặt những “viên gạch” nền móng đầu tiên để cho chúng ta theo đó có thể xếp tiếp các viên gạch của cuộc đời mình một cách đúng đắn, không lệch lạc hay bỏ trống một lỗ hổng nào.
Ơi! Những con đường/ Chạy nghênh ngang/ Có những con đường/ Đàn dê đang leo, đang leo

Khi tôi được sinh ra, cha đã bỏ mẹ để theo người đàn bà khác. Mẹ bị bệnh, không được bình thường nhưng luôn dành tình cảm yêu thương tôi mỗi khi mẹ tỉnh. Tôi sinh ra có lẽ là một sự sai lầm của mẹ.
Ngày xuân, đất trời bừng sức sống, cây cỏ hân hoan, lộc non mơn mởn. Đây cũng là lúc bác nông dân bước vào thời vụ mới. Qua rồi cái rét của mùa đông, tiết trời ấm áp đã trở về sau bao ngày buốt giá. Gió xuân thổi trên đồng ruộng để cho những nhành mạ tươi tắn xanh non.

Nhớ biết bao quê núi/ Trập trùng những núi cao/ Sương mù giăng khắp lối/ Đường xa biết nhường nào...

Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là hay, là đẹp. Tôi thường nghĩ một tiết mục hay là một tiết mục đã được chuẩn bị chu đáo từ rất lâu, nó phải được thể hiện bởi những người nghệ sĩ chuyên nghiệp.