Mù Cang Chải: Lấy hạnh phúc là triết lý phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/1/2024 | 2:00:12 PM

YênBái - Huyện vùng cao Mù Cang Chải hôm nay đã có thêm nhiều tuyến đường về tận bản được đổ bê tông, trồng thêm hoa, cây xanh tươi mới; nhiều ngôi nhà 3 cứng, có thêm công trình phụ, đảm bảo an toàn trước mưa lũ được dựng lên; nhiều tổ ấm đã thực sự “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”… Đó là thành quả mà Mù Cang Chải đã đạt được sau nhiều năm lấy hạnh phúc là triết lý phát triển.

Từ khi hạnh phúc được xác định, đo lường cụ thể bằng những chỉ số, huyện Mù Cang Chải đã nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ theo 3 tiêu chí cấu thành nên chỉ số hạnh phúc, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Huyện đã tận dụng nguồn lực từ các chính sách, chương trình, đề án từ trung ương, từ tỉnh để vận động, khuyến khích người dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các mô hình kinh tế giảm nghèo, tạo việc làm… 

Riêng năm 2023, huyện Mù Cang Chải đã thực hiện bê tông hóa được 81,85 km đường giao thông nông thôn, mở mới 5,3 km đường đất; khởi công xây dựng 367 căn nhà từ Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2023-2025; giải quyết việc làm cho 1.365 người, 415 lao động chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; giáo dục, y tế cũng từng bước được đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,83%… 

Một điều đáng ghi nhận ở huyện vùng cao này còn là việc cấp ủy, chính quyền đã đồng hành cùng người dân trong quá trình thay đổi tư duy, nhận thức, hướng tới xây dựng hạnh phúc từ gia đình đến cộng đồng và xã hội. Bản hạnh phúc là một ví dụ. 

"Bản hạnh phúc” là mô hình do chính người dân trong bản tự nguyện thực hiện, có sự quản lý, điều hành của UBND xã và hướng dẫn chuyên môn của Ủy ban MTTQ cấp huyện, cấp xã và Ban Dân vận Huyện ủy. Mô hình này nhằm mục tiêu tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nội quy, quy ước của thôn, bản; giúp đỡ, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, xây dựng, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân trong bản. Mô hình này cũng có những chỉ tiêu cụ thể để phấn đấu thực hiện. 


Năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân huyện Mù Cang Chải đạt 53,47%.  

Ông Sùng A Chinh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Khao Mang cho biết: "Háng Cháng Lừ là  bản hạnh phúc đầu tiên của xã, năm 2023, xã đã phối hợp để tiến hành trồng 600 cây hoa tớ dày trên các tuyến đường vào bản; vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ nguyên vật liệu chính, nhân dân góp công để thực hiện bê tông hóa 1 km đường nội thôn; hỗ trợ người dân xây dựng 3 ngôi nhà đảm bảo 3 cứng. Ngoài ra là vận động, đồng hành cùng nhân dân tổ chức các buổi dọn vệ sinh môi trường; xây dựng các hố rác công cộng, nhà vệ sinh, di chuyển chuồng trại xa nhà cho người dân… Xã cũng định hướng cho người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn, gà theo hướng hỗ trợ của Nghị quyết 69; nhân rộng mô hình nuôi cá chép ruộng, nuôi ong lấy mật để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

Khi lấy hạnh phúc là triết lý phát triển, chắc chắn sẽ có những xã hạnh phúc, bản hạnh phúc và gia đình hạnh phúc, công dân hạnh phúc. Chị Giàng Thị Lỳ ở bản Hồng Nhì Pá, xã Lao Chải cho biết: "Tôi vốn là người dân bản Đề Sủa nhưng khi cơn lũ dữ cuốn trôi tất cả, đến tháng 8 vừa qua thì tôi được cấp một mảnh đất ở khu tái định cư này. Ở đây, tôi được quan tâm dựng lại căn nhà mới, khang trang, an toàn; có điện, có nước sinh hoạt dẫn tới tận nhà. Sau bao nhiêu gian khó, giờ đây tôi rất vui vì cuộc sống đã dần ổn định”. 

Còn anh Thào A Su ở xã La Pán Tẩn cho rằng: "Giờ bản tôi đã có đường bê tông, có điện. Con em tôi được quan tâm học hành, khám chữa bệnh có trạm y tế. Bản còn có thế mạnh về du lịch để chúng tôi khai thác làm du lịch, có việc làm và kiếm được tiền nuôi gia đình. Vợ chồng yêu thương, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau. Vậy là hạnh phúc, chẳng mong cầu gì hơn”. 

Trong năm 2023, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã có 11.046 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, trong đó có 7.371 hộ được công nhận "Gia đình hạnh phúc” (đạt 66,7%); 14 bản, tổ dân phố văn hóa đăng ký xây dựng "Bản, tổ dân phố hạnh phúc”; 98/98 bản, tổ dân phố có câu lạc bộ ”Xây dựng gia đình hạnh phúc”. Đến hết năm 2023, chỉ số hạnh phúc của người dân huyện Mù Cang Chải đã đạt 53,47% tăng 2,17% so với năm 2022.

Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải hạnh phúc

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục