Yên Bái đảm bảo an toàn an ninh mạng trong kỷ nguyên số

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/5/2025 | 2:36:34 PM

YênBái - Những năm qua, bên cạnh việc tập trung phát triển hạ tầng và các trụ cột chuyển đổi số, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, coi đây là khâu then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững.

Thông qua trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh, Trung tâm Chuyển đổi số đã đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thông tin mạng trên hệ thống máy tính của cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, các thành phố, huyện trên địa bàn.
Thông qua trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh, Trung tâm Chuyển đổi số đã đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thông tin mạng trên hệ thống máy tính của cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, các thành phố, huyện trên địa bàn.

Hiện nay, mọi hoạt động trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước của huyện Yên Bình đều đang diễn ra trên môi trường mạng. Huyện đã triển khai, xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC cấp huyện, OC cấp xã; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định; duy trì phòng họp không giấy tờ; phát huy hiệu quả hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện VNPT Meeting từ cấp huyện tới cấp xã... đã tạo môi trường làm việc liên thông, hiện đại, giảm giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, điều này cũng tạo thách thức không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước khi mọi hoạt động được đưa lên môi trường số. 

Ông Vũ Tuấn Mạnh – Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Yên Bình cho biết: "Để bảo đảm an toàn, an ninh mạng, huyện đã tập trung triển khai mô hình đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin cấp huyện tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Yên Bình; Ban hành Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống mạng nội bộ (LAN) của Văn phòng HĐND và UBND huyện. Đồng thời, triển khai nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ của Cục An toàn thông tin tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngoài ra, mạng truyền số liệu chuyên dùng đã được lắp đặt tại 18 cơ quan, đơn vị và 100% xã, thị trấn. 100% máy tính đảm bảo cấu hình của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn được cài phần mềm chống mã độc và được giám sát bởi Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng tỉnh Yên Bái”. 


Xác định an toàn thông tin mạng, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết, gắn kết, song hành với hoạt động chuyển đổi số, những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Đồng thời, thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Yên Bái với 41 thành viên. Các thành viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương. 

Thông qua trung tâm giám sát an toàn không gian mạng của tỉnh (SOC), Trung tâm Chuyển đổi số đã đảm bảo việc kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh (DC - là trung tâm "đầu não” của hệ thống dữ liệu tỉnh) và các hệ thống máy tính của cán bộ, công chức, viên chức ở các sở, ban, ngành, các thành phố, huyện trên địa bàn. 

Ông Kim Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh Yên Bái thông tin: "Đến nay, hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin là 38/38 hệ thống, đạt 100%, 8/8 hệ thống thông tin cấp độ 3 dùng chung của tỉnh đã triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt (đạt 100%); số lượng hệ thống thông tin cấp xã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin là 144/168 đạt 86%. Từ năm 2022 đến nay, Trung tâm đã phát hiện 3.165 IP có hành vi thực hiện rà quét mạng; 211 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại; phát hiện và xử lý 10.219 trường hợp máy tính nhiễm mã độc; phát hiện 12.960 trường hợp máy tính có lỗ hổng tại các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, tiến hành khắc phục 9 sự cố máy tính kết nối với máy chủ mã độc.”. 

Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đang là nhiệm vụ trọng yếu cần luôn được kiểm tra, rà soát, đánh giá thường xuyên để có giải pháp kịp thời đối phó, ngăn chặn các nguy cơ rủi ro tin tặc tấn công. Theo đó, tỉnh đã tập trung mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân; đầu tư xây dựng hạ tầng, phần cứng, phần mềm đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin như: Trang bị phần cứng theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng Trung tâm Giám sát an ninh không gian mạng tỉnh, đầu tư mua sắm phần mềm phòng chống mã độc tập trung; triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống mạng của các sở, ngành, địa phương; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác an toàn thông tin mạng để tăng cường năng lực ứng phó, phát hiện sớm các nguy cơ nhằm bảo vệ thông tin của cơ quan, đơn vị mình… Vì vậy, tỉnh Yên Bái chưa ghi nhận một cuộc tấn công lớn nào vào hệ thống dùng chung của tỉnh, an toàn thông tin mạng của tỉnh cơ bản được duy trì tốt.

Dự báo trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thì sự chuyển dịch các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về mất an toàn, an ninh trên không gian mạng. Do đó, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và hành động của các tầng lớp nhân dân trong việc đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn ngừa thông tin xấu độc, phòng chống lừa đảo trên môi trường mạng… Với những giải pháp quyết liệt và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương, tỉnh Yên Bái đang xây dựng một hệ thống dữ liệu và thông tin an toàn, vững chắc, phục vụ cho tiến trình chuyển đổi số "toàn dân, toàn diện” trong kỷ nguyên số. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái an ninh mạng kỷ nguyên số chuyển đổi số

Các tin khác
Cán bộ Sư đoàn 363 tham quan mô hình “Ứng dụng mã QR trong giáo dục kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ ở đơn vị cơ sở”.

Tại Hội thao mô hình, học cụ huấn luyện năm 2025 của Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không-Không quân) vừa tổ chức, mô hình 'Ứng dụng mã QR trong giáo dục kỹ năng xử lý tình huống cho đội ngũ cán bộ ở đơn vị cơ sở' do Thượng úy Quàng Văn Cường, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 181, Trung đoàn 213 sáng chế, được ban giám khảo đánh giá, chấm điểm cao.

Hội thảo “Chuyển đổi số - xu thế tất yếu và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp” do UBND tỉnh tổ chức đã thu hút sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà quản lý…

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có hơn 3.450 doanh nghiệp đang hoạt động. Trước những cơ hội và thách thức của kỷ nguyên số, chuyển đổi số (CĐS) không còn là xu hướng mà đã trở thành mệnh lệnh sống còn đối với sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp.

Tham gia tập huấn, cán bộ, công chức, viên chức, kỹ sư, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức và các kỹ năng cơ bản về về trí tuệ nhân tạo để khai thác, sử dụng an toàn, hiệu quả.

Thời gian qua, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chú trọng tập huấn, phổ cập kỹ năng khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là hướng dẫn sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (Chatbot AI) cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. Qua đó, giúp cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận toàn diện về trí tuệ nhân tạo, nhất là các nền tảng AI tạo sinh để ứng dụng trong công việc, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái khai trương Phần mềm ứng dụng tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số (CĐS), bằng những giải pháp hữu hiệu, thiết thực, do vậy đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng trên cả ba trụ cột; chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục